Chi tiết Lộ trình số hóa truyền hình mặt đất tại Việt Nam

Congngheaz.org– Chuẩn số hóa truyền hình DVB-T2 mang nhiều kênh truyền hình kỹ thuật số với nội dung đa dạng: thời sự, chính trị, kinh tế – xã hội và chất lượng được cải thiện hơn rất nhiều.

Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2451/QĐ-TTg phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020. Đề án chính thức khởi động từ ngày 01/04/2014 nhằm mục tiêu chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả. Đồng thời, mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp nhiều dịch vụ truyền hình chất lượng cao (HDTV, 3DTV).

Số hóa truyền hình DVB-T2 là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm truyền hình số mặt đất (DVB-T2), thì chúng ta sẽ đến với khái niệm truyền hình số. Truyền hình số là tivi thu được kênh truyền hình kỹ thuật số (Digital) với hình thức công nghệ phát sóng hiện đại, giúp truyền tải hình ảnh dưới dạng dữ liệu qua sóng không khí. Nhờ đó, tivi sẽ mang đến hình ảnh và âm thanh trong trẻo, với chất lượng vượt trội, đáp ứng tốt nhất cho các dòng LCD mỏng với độ phân giải cao.

Truyền hình số có 3 loại là: truyền hình số mặt đất (DVB-T2) phải dùng ăng ten, Truyền hình số hữu tuyến (DVB-C2) dùng truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh (DVB-S2).

Trong đó, DVB-T2 là chuẩn thu truyền hình thế hệ thứ 2 với khả năng mang đến những kênh truyền hình có hình ảnh sắc nét và có chiều sâu, loại bỏ hoàn toàn hiện tượng nhiễu do máy vi tính, đèn neon, sấm sét,… Không chỉ vậy, DVB-T2 còn không bị ảnh hưởng của thời tiết nếu so sánh với Analog (Truyền hình Analog là loại truyền hình thu bằng ăng-ten ngoài trời, chất lượng hình ảnh dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết chuyển xấu).

Lộ trình số hóa truyền hình

Theo tin công nghệ, việc thực hiện số hóa song song với ngừng phát sóng truyền hình analog mặt đất và chia thành 4 giai đoạn:
lộ trình số hóa truyền hình

+ Giai đoạn 1 sẽ thực hiện số hóa truyền hình mặt đất tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội (cũ), TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. 5 thành phố này sẽ kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng analog, chuyển hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2015.

+ Giai đoạn 2 sẽ tiến hành số hóa tại 26 tỉnh thuộc nhóm 2, bao gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiềng Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang. Dự kiến, các đài sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2016.

+ Giai đoạn 3 ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 18 tỉnh thuộc nhóm 3, bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Thời hạn chót cho việc ngừng phát sóng hoàn toàn truyền hình tương tự mặt đất là trước ngày 31/12/2018.

+ Giai đoạn 4 ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh còn lại thuộc nhóm 4 bao gồm Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông với thời hạn chót là ngày 31/12/2020.

Vì sao phải thực hiện số hóa truyền hình mặt đất tại Việt Nam?

thực hiện số hóa truyền hình

Số hóa truyền hình là cuộc cách mạng chuyển đổi truyền hình tương tự analog sang truyền hình số mặt đất DVB T2, nói cách khác, truyền hình số mặt đất là 1 bước tiến hóa lớn của truyền hình tương tự, khắc phục những khuyết điểm như tín hiệu bị ảnh hưởng khi trời mưa, thường có hiện tượng bóng ma, số lượng kênh ít, lắp đặt và di chuyển khó khăn với anten cồng kềnh…

Truyền hình số mặt đất với những ưu điểm như gọn nhẹ với anten thế hệ mới, dễ dàng lắp đặt, xem được hơn 60 kênh, không bị ảnh hưởng khi thời tiết xấu, hoàn toàn miễn phí thuê bao đến trọn đời…cơ bản đã ưu việt hơn analog rất nhiều và xứng đáng với sự kỳ vọng của người tiêu dùng hơn.

Lợi ích của việc số hóa truyền hình

+ Các chương trình truyền hình sẽ được truyền tải với chất lượng cao hơn, thu được những chương trình chuẩn HD (độ phân giải cao) và 3D (không gian 3 chiều).

+ Bạn có thể trải nghiệm nhiều kênh truyền hình hơn hiện nay, với chất lượng hình ảnh cao hơn như HD, không còn hiện tượng bóng mờ như tín hiệu của truyền hình Analog – công nghệ đã xuất hiện 60 năm trước.

+ Điều đáng nói là với hình ảnh đẹp hơn, chất lượng chương trình hay hơn, số kênh đa dạng hơn, song bạn sẽ được đón nhận truyền hình số hoàn toàn miễn phí.

Nhờ vậy, tivi được tích hợp sẽ DVB-T2 sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận và cập nhật nhanh và chính xác nhất các thông tin chính trị, kinh tế, xã hội, các đường lối chủ trương của Nhà nước.

+ Đối với Nhà nước: Việc số hóa truyền hình mang lại lợi ích to lớn trong phát triển kinh tế xã hội khi sử dụng băng tần hiệu quả. Vì với truyền hình analog thông thường, một kênh tần số chỉ phát được một chương trình truyền hình, còn nếu dùng truyền hình số mặt đất theo công nghệ DVB-T2, một kênh tần số có thể phát được tới 20 chương trình.

Hiểu một cách đơn giản, lợi ích của số hóa truyền hình là, tivi khi được tích hợp DVB-T2 sẽ mang đến cho bạn nhiều kênh truyền hình kỹ thuật số miễn phí có chất lượng hình ảnh cao, đường truyền ổn định. Hầu hết các model tivi thế hệ mới đang có mặt trên thị trường hiện nay, đều được trang bị tính năng này.