Khái niệm dhcp là gì? Hoạt động như thế nào và có ưu điểm gì?

Ngày nay cho dù là 1 hệ thống mạng cỡ nhỏ, vừa, lớn hay rất lớn thì mỗi máy tính, thiết bị trong hệ thống đó đều có thể sử dụng địa chỉ IP động được cấp phát từ máy chủ DHCP Server. Vậy, DHCP là gì? Cùng công nghệ tìm hiểu nhé!

1.Khái niệm DHCP là gì?

DHCP là viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol: Là giao thức cấu hình động, cung cấp phương pháp thiết lập các thông số TCP/IP cần thiết cho hoạt động của mạng, giúp giảm khối lượng công việc cho quản trị hệ thống. Dịch vụ này đặc biệt hữu ích cho hệ thống có hàng trạm, nghìn máy con.

DHCP có 3 thàn phần bên trong, bao gồm: DHCP client, DHCP server, và DHCP relay agents.

Khái niệm DHCP là gì?

DHCP Server là một máy chủ chạy dịch vụ DHCP Server. Nó có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP. Ngoài ra còn có nhiệm vụ trả lời khi DHCP Client có yêu cầu về hợp đồng thuê bao.

DHCP Client là một máy trạm chạy dịch vụ DHCP Client. Nó dùng để đăng ký, cập nhật thông tin về địa chỉ IP và các bản ghi DNS cho chính bản thân nó. DHCP Client sẽ gửi yêu cầu đến DHCP Server khi nó cần đến 1 địa chỉ IP và các tham số TCP/IP cần thiết để làm việc trong hệ thống mạng của tổ chức và trên Internet.

DHCP relay agents là thiết bị trung gian, chuyển tiếp yêu cầu giữa DHCP Client và DHCP Server. Chúng không phải là thành phần thiết yếu của một hệ thống mạng thông thường, nhưng trong các hệ thống mạng lớn, phức tạp thì chúng lại trở nên vô cùng cần thiết.

2.Ý nghĩa của dhcp?

Theo tin công nghệ, DHCP là yếu tố cần thiết quyết định số lượng thiết bị có thể kết nối vào một mạng. Nó đảm bảo tất cả các thiết bị trên mạng đều có địa chỉ IP và không có thiết bị nào bị trùng IP. Không có DHCP, các thiết bị trên mạng có thể gặp lỗi xung đột IP khiến cho việc quản trị mạng trở nên khó khăn. Gán địa chỉ IP theo cách thủ công, xử lý lỗi xung đột IP là những công việc tẻ nhạt, tốn thời gian ngay cả trên những hệ thống mạng nhỏ. Đối với các hệ thống mạng lớn hơn, đó gần như là điều bất khả thi.

Về cơ bản, DHCP cho phép các nhân viên quản trị mạng tự động hóa quá trình cấp phát địa chỉ IP và bởi vì các địa chỉ này là địa chỉ động, bạn sẽ hiếm khi gặp trường hợp một thiết bị nào đó trên mạng không được cấp địa chỉ IP. Điều này cho phép một số lượng thiết bị gần như không giới hạn có thể kết nối vào mạng.

3.DHCP hoạt động như thế nào?

DHCP hoạt động với kiểu mô hình quen thuộc với quản trị viên mạng.

  • Một thiết bị DHCP của khách hàng muốn truy cập Internet sẽ gửi một gói tin thông qua broadcast được gọi là DHCP DISCOVER đến máy chủ DHCP trên phân đoạn LAN.
  • Máy chủ DHCP nhận gói DISCOVER và trả lời bằng gói DHCP OFFER, cung cấp thông tin địa chỉ IP.
  • Nếu khách hàng nhận các gói DHCP OFFER từ nhiều máy chủ DHCP, gói tin OFFER đầu tiên được chấp nhận. Sau đó khách hàng sẽ phản hồi bằng cách gửi gói tin DHCP REQUEST, yêu cầu các tham số mạng từ máy chủ DHCP.
  • Máy chủ DHCP sau đó phê duyệt hợp đồng thuê với gói DHCP ACK, bao gồm thời hạn thuê và thông tin cấu hình khác.

4. Ưu điểm của máy chủ DHCP

  • Quản lý TCP/IP tập trung: Máy chủ DHCP quản lý cả địa chỉ IP và các tham số TCP/IP trên cùng một màn hình quản lý. Như vậy sẽ thuận tiện cho việc theo dõi các thông số, quản lý các máy trạm.
  • Giảm gánh nặng quản lý hệ thống: IP được đánh tự động nhờ máy chủ DHCP giúp cho người quản lý hệ thống quản lý IP khoa học hơn do không có sự nhầm lẫn và không sửa đổi được địa chỉ IP.
  • Giúp hệ thống mạng luôn được ổn định: Việc IP được đánh tự động bằng máy chủ DHCP giúp cho các địa chỉ IP luôn là duy nhất. Không trùng lặp IP sẽ giảm bớt sự cố, giúp hệ thống mạng luôn hoạt động ổn định.
  • Khả năng mở rộng linh hoạt: Người quản trị có thể dễ dàng thay đổi cấu hình, thông số kỹ thuật của các địa chỉ IP giúp cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng thuận tiện, dễ dàng.